Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

Quy Trình Giám Sát Thi Công Cọc Cát

1. Giai đoạn chuẩn bị thi công
– Kiểm tra c+ác điều kiện khởi công công trình. Kiểm tra và xác nhận mặt bằng và công tác chuẩn bị thi công như thiết bị, hệ thống mốc định vị, trục sân và tim, cốt.
– Lập hệ thống quản lý giám sát chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường cho phù hợp với yêu cầu của dự án: Hồ sơ pháp lý, Nhật ký giám sát thi công xây dựng công trình; Sổ tay chất lượng; Quy trình đánh giá chất lượng nội bộ; Quy trình kiểm soát các sai hỏng và khắc phục, phòng ngừa sai hỏng; Quy trình kiểm tra chất lượng vật liệu, vật tư, thiết bị; Phòng thí nghiệm hợp chuẩn; Quy trình nghiệm thu bàn giao, các biểu mẫu, lập các file tài liệu, hồ sơ nhân sự, phân công nhiệm vụ…
– Kiểm tra điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các doanh nghiệp xây dựng.
– Kiểm tra về nghiệm thu và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, đối chiếu với hồ sơ dự thầu, với hiện trường, những sai khác so với đồ án thiết kế và đề xuất của chủ đầu tư, kiến nghị phương án xử lý.
– Thống nhất với PMC, Nhà thầu chia giai đoạn qui ước nghiệm thu giai đoạn hoàn thành cho từng công việc (có biên bản thống nhất giữa các bên ).
– Lập danh mục các qui chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng trong thi công.
2. Giai đoạn thực hiện thi công xây lắp
Giám sát công tác thi công theo đúng hồ sơ thiết kế được duyệt, qui chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng, biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao đông và vệ sinh môi trường đã được phê duyệt. Giám sát công tác thi công gia cố nền bằng cọc cát theo đúng biện pháp tổ chức thi công đã được duyệt, quy định của thiết kế, qui chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng, biện pháp an toàn lao động và vệ sinh môi trường đã được phê duyệt.
2. 1. Giám sát, kiểm tra năng lực của nhà thầu:
– Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu nêu trong hợp đồng giao nhận thầu xây dựng, qui trình tự kiểm tra chất lượng của doanh nghiệp xây dựng.
– Kiểm tra sự phù hợp về thiết bị thi công và nhân lực của doanh nghiệp xây dựng được chọn: máy rung cọc cát, máy kinh vĩ, các thiết bị thí nghiệm trong phòng và hiện trường để kiểm soát chất lượng… ( Yêu cầu về thiết bị khi vận hành trên công trường: Phải đúng chủng loại và công suất, giấy phép sử dụng, chứng chỉ kiểm định thiết bị, chứng chỉ về an toàn thiết bị, chứng chỉ tay nghề người điều khiển,…).
– Số lượng cán bộ kỹ thuật và năng lực hành nghề cá nhân ( Phải đáp ứng theo Điều 8 *“Điều kiện năng lực nhà thầu khảo sát xây dựng “ – Quyết định số 19/2003/QĐ-BXD ngày 03/7/2003 về Quy định điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của Bộ trưởng Bộ xây dựng).
2.2. Giám sát, kiểm tra công tác thi công:
– Kiểm tra chất lượng cát : tài liệu chứng thực nguồn gốc và chất lượng.
– Kiểm tra biện pháp an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường cho công trình và khu vực ( do doanh nghiệp xây dựng lập).
– Kiểm tra vị trí, toạ độ, cao độ các cọc cát.
– Kiểm tra trình tự thi công cọc cát : sai số về vị trí, về độ thẳng đứng, cao độ mũi cọc, cao độ đỉnh cọc, tốc độ rung xuống, tốc độ rút lên, lượng cát và nước đổ vào trong ống tất cả các thông số này được ghi nhận vào nhật ký thi công cọc cát ( mỗi cọc có một hồ sơ nhật ký thi công). Trong quá trình thi công, cần thẩm tra các chỉ tiêu theo chỉ dẫn của thiết kế như sau:
– Vật liệu*Báo cáo về kết quả thí nghiệm gồm phân tích kích cỡ hạt và phụ gia hữu cơ, tiến hành thí nghiệm mỗi đợt là 100m3 cát sử dụng.
– Sai số vị trí (nhỏ hơn 10cm)
– Sai số độ dốc (nhỏ hơn50 tính từ quả dọi)
– Độ sâu
– Khối lượng cát sử dụng (tối thiểu 95%)
– Tốc độ kéo của ống sau khi lấp cát vào nhỏ hơn 0,20 m/s
Để tránh thất thoát vật liệu trong quá trình rút ống, áp lực của khí nén trong ống đảm bảo cát không bị đẩy ra ngoài cùng với ống. Luôn rung trong suốt quá trình rút ống để nén vật liệu. Không cần thực hiện thí nghiệm nén riêng rẽ cho từng cọc đã hoàn thành. Hoàn thành công việc bằng thí nghiệm bàn tải.
Thực hiện thí nghiệm bàn tải cho mỗi lớp đường khác nhau (gồm lớp trên và dưới lớp cát nền). Thực hiện ít nhất 3 thí nghiệm cho mỗi đoạn đường dài 150m, thực hiện thêm 3 thí nghiệm nữa cho khu vực đường giao nhau. Vị trí chính xác để làm thí nghiệm sẽ do các kỹ sư giám sát chọn ngẫu nhiên.
Kiểm soát độ lún: Đề xuất của LICOGI ( kế hoạch đo độ lún) đã được duyệt và thiết kế đề nghị đo độ lún cả ở khu vực cảnh quan. Các điểm đo cách nhau khoảng 100m. Tại khu vực đường giao thông, độ lún tại các vị trí có cọc cát và không có cọc cát sẽ được kiểm tra gần các khu vực giao nhau. Các thiết bị đo đạc phải được giữ gìn cẩn thân trong quá trình thi công.
2.3. Giám sát, kiểm tra công tác tự kiểm soát chất lượng của nhà thầu :
– Giám sát, kiểm tra việc lấy và thí nghiệm mẫu vật liệu cát.
– Giám sát, kiểm tra quy trình thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của mẫu cát theo các Tiêu chuẩn hiện hành.
– Giám sát, kiểm tra các công tác kiểm tra chất lượng nền sau khi gia cố ( nén tĩnh, xuyên tĩnh, xuyên động …) phục vụ cho giai đoạn nghiệm thu theo các Tiêu chuẩn hiện hành.
2.4. Giám sát, kiểm tra hồ sơ kết quả khảo sát và thủ tục nghiệm thu:
– Giám sát, kiểm tra nội dung hồ sơ pháp lý : số lượng, chất lượng, quy cách theo các quy định hiện hành.
– Tổng hợp khối lượng, tiến độ xây dựng các công việc xây dựng, từng bộ phận, giai đoạn xây lắp để thực hiện nghiệm thu theo quy định tại Điều 18 của QĐ18/2003/QĐ-BXD.
– Đề nghị Chủ đầu tư cho tiến hành kiểm định sản phẩm xây dựng khi nghi ngờ về chất lượng.
– Kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công từng công việc : Định vị mặt bằng vị trí rung cọc cát, chiều sâu gia cố cọc cát…
– Tập hợp, kiểm tra hồ sơ, tài liệu nghiệm thu trước khi tổ chức nghiệm thu giai đoạn công việc và nghiệm thu hoàn thành hạng mục. Danh mục hồ sơ, tài liệu nghiệm thu được quy định theo phụ lục 20 của Quyết định 18/2003/QĐ-BXD. Thẩm tra khối lượng công việc đã hoàn thành.
– Lập báo cáo thường kỳ và định kỳ tháng về chất lượng, khối lượng và tiến độ thi công.
– Phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công như chiều sâu cọc cát từng khu vực khi các chỉ tiêu yêu cầu của Tư vấn thiết kế chưa đạt.
– Các quyền khác như trong QĐ số 18/2003 và trong hợp đồng của PMC đã ký với TVGS.
– Trước khi nghiệm thu những bộ phận, hạng mục công trình hoặc công trình, nếu phát hiện các dấu hiệu không đảm bảo chất lượng thì báo cáo PMC để đề nghị Chủ đầu tư phải thuê tổ chức tư vấn kiểm định chất lượng đánh giá để làm cơ sở nghiệm thu.
– Tham mưu, đề xuất các giải pháp xây dựng nhằm nâng cao chất lượng thi công và đẩy nhanh tiến độ thi công
– Hồ sơ hệ thống đảm bảo chất lượng :
Ngoài các hồ sơ phục vụ quá trình thi công xây lắp đã nói ở trên như các kế hoạch, quy trình biện pháp thi công…nhà thầu cần phải xây dựng hệ thống các văn bản tài liệu kiểm soát chất lượng theo các quy định hiện hành.
– Chế độ báo cáo PMC: THEO KẾ HOẠCH VÀ ĐỀ CƯƠNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG
III. CÁC TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG.
– Các yêu cầu của Tư vấn thiết kế
– Quy chuẩn xây dựng Việt .
– TCVN 5637-1991 : Quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng. Nguyên tắc cơ bản.
– TCVN 4055 : 1985 – Tổ chức thi công
– TCVN 4252 : 1988 – Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công.
– TCVN 5308 : 1991 – Quy trình kỹ thuật an toàn trong xây dựng.
– TCXD 45: 78. Tiêu chuẩn thiết kế nền và móng
– TCVN 3972: 1995. Công tác trắc địa trong xây dựng cơ bản
– TCVN 4055:1985. Tổ chức thi công
– TCXD 79: 1980. Thi công và nghiệm thu các công tác nền móng.
– TCVN 4447:1987. Đất xây dựng. Quy phạm thi công và nghiệm thu
– TCVN 4087:1985. Sử dụng máy xây dựng – Yêu cầu chung
– TCVN 4516:1988. Hoàn thiện mặt bằng xây dựng. Quy phạm thi công và nghiệm thu
– TCXD 80: 1980. Đất xây dựng. Phương pháp thí nghiệm hiện trường bằng tải trọng tĩnh.
– TCXD 174: 1987. Đất xây dựng. Phương pháp thí nghiệm hiện trường bằng xuyên tĩnh tiêu chuẩn ( CPT )
– TCXD 226: 1999. Đất xây dựng. Phương pháp thí nghiệm hiện trường bằng xuyên động tiêu chuẩn ( SPT)
– TCXD VN 397: 2003. Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng. Tiêu chuẩn công nhận
– TCVN 2683:1991. Đất xây dựng. Phương pháp lấy, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu.

– TCVN 4195-95 đến TCVN 4202-95. Đất xây dựng. Các Phương pháp thí nghiệm xác định chỉ tiêu cơ lý các mẫu đất trong phòng thí nghiệm.

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016

Quy Trình Sản Xuất Cọc Bê Tông Ly Tâm

Bước 1- Nguyên Vật Liệu & Kiểm tra thiết kế: Chuẩn bị đầu vào nguyên vật liệu có sự kiểm soát tốt như: Xi măng từ Nghi Sơn, Phụ Gia Basf AC388 của Ý hoặc Phụ giao KAQ của Nhật Bản, Cát từ Campuchia có các mudule theo tiêu chuẩn thí nghiệm sạch và ray sàn cho phép, Mỏ đá hóa an ở Bình Dương, Thép nhập từ các nước Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan.
quy trinh duc coc be tong1 Quy Trình Sản Xuất Cọc Bê Tông Ly Tâm
– Riêng cát phải đúng theo module làm cọc, sạch và được giữa ẩm
– Đá 1×2 được sàn ra theo tiêu chuẩn và cũng được rửa sạch để làm tăng mác bê tông.
– Tạo lòng thép thông qua hàn tại nhà máy
Song song với khâu chuẩn bị vật liệu là làm rõ các thiết kế cọc, cấp phối sử dụng để bước sang bước khâu nạp liệu
Bước 2- Nạp liệu: Lắp lòng thép vào khuôn cọc và tiến hành đổ bê tông với các thiết kế cấp phối đã được duyệt từ khách hàng (nhà tư vấn, chủ đầu tư, nhà thầu thi công…). Lấp copha và kiểm tra kỹ độ kính tránh rò rỉ nước bê tông và qui ly tâm không bị ảnh hưởng.
Bước 3- Căng thép: Là bước ứng lực trước cho cọc BTLT theo các ứng suất theo thiết kế để có các moment kháng uốn khi đi vào sử dụng. Các kết quả kéo thép được lưu tại phòng thí nghiệm.
Bước 4- Quay ly tâm: Đây là bước rất quan trọng để lèn chặt bê tông và thông thường có 4 cấp độ quay để cọc đạt được chất lượng như thiết kế. (Vui lòng văn bảng kiểm tra cọc)
Bước 5- Hấp cọc : Đây bước đưa cọc vào lò hơi hấp ở nhiệt độ khoảng giao động 100oC -/+ 20 để quyết định tháo khuôn sớm, hơi nước nóng sẽ đẩy nhanh quá trình thủy hóa bê tông ở môi trường nhiệt độ cao. Thông thường hấp cọc khoảng 8h. Hoặc tùy theo công nghệ của từng nhà máy sản xuất.
Bước 6- Tháo khuôn và kiểm tra sản phầm : Đây có thể là bước cuối nếu không thông qua lò cao áp tùy theo tiến độ hoặc quyết định có liên quan đến chứa hàng tại nhà máy. Trong bước này chúng ta sẻ kiểm tra và phân loại các loại cọc đúng chất lượng hoặc cần lưu ý khác.
Bước 7- Hấp qua lò cao áp: Đây cách tại các nhà máy có các đơn hàng cần cung cấp nhanh hoặc muốn làm tăng thêm mác bê tông, và ngay sau khi lấy cọc ra khỏi lò cao áp thì chúng ta có thể đưa cọc ra bải thành phẩm.
Bước 8- Hấp qua lò cao áp: Đây giao đoạn kiểm tra số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa và vận chuyển đến công trình thông qua các đầu xe kéo hoặc các xà lan đường sông chuyển đến khách hàng.